Lịch sử Phương_pháp_tổ_chức_thực_hiện_công_việc

Việc tổ chức thực hiện các công việc trong xã hội loài người, trước khi có các bản kế hoạch trên giấy đầu tiên (bản kế hoạch thời gian hay còn gọi là tiến độ trên giấy được Frederick Winslow TaylorHenry Laurence Gantt đưa ra vào đầu thế kỷ 20), đều được ra lệnh trực tiếp bằng miệng. Khi nghiên cứu việc xây dựng kim tự tháp và các lăng mộ cổ của người Ai Cập, người ta không tìm thấy bất kỳ một bản tiến độ nào. Và người ta giả thiết rằng việc lập kế hoạch nằm sẵn ở trong đầu người giám sát xây dựng kim tự tháp và việc cải thiện kế hoạch tiến độ xây dựng kim tự tháp được Pharaoh thực hiện bằng cách ra lệnh cho quân đội tìm bắt và điều khiển những người nô lệ làm mọi công việc theo đúng tiến độ.[1]

Tuy vậy, phương thức tổ chức thực hiện công việc theo trình tự thời gian (kế hoạch thời gian) ngay từ khi con người biết lao động đã xuất hiện 2 phương thức sơ khai là: phương pháp bố trí thực hiện công việc tuần tự và bố trí thực hiện công việc song song[2]. Đây có thể coi là 2 phương pháp tổ chức nguyên thủy sơ khai nhất trong các phương pháp tổ chức thực hiện công việc. Phương pháp tổ chức thực hiện tuần tự, đây là một trong 2 phương pháp tổ chức thực hiện công việc cổ xưa nhất, xuất hiện ngay khi có sự phân công lao động trong xã hội loài người. Trong nông nghiệp, điều kiện sản xuất phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên thường làm cho công việc phải được bố trí sắp xếp tuần tự theo thời vụ: cày bừa (làm đất) → gieo trồng → chăm sóc → thụ phấn → thu hoạch. Phương pháp tổ chức thực hiện song song, đây là một trong 2 phương pháp tổ chức thực hiện công việc cổ xưa nhất, xuất hiện ngay khi có sự phân công lao động trong xã hội loài người: săn bắn và hái lượm. Nhưng cả hai phương pháp sơ khai này, đều mới chỉ là các phương pháp tổ chức kế hoạch tiến độ thuần túy, tức là bố trí sắp xếp các công việc trên trục thời gian, mà không xem xét tới kế hoạch nguồn lực để thực hiện. Do đó, chúng chưa phải là những phương pháp tổ chức thực hiện công việc hoàn chỉnh. Lý thuyết quản lý và quản lý dự án hiện coi 2 phương pháp tổ chức sơ khai này chỉ là các mối quan hệ giữa các công việc về mặt thời gian. Điều này được thể hiện rõ nhất trong tiến độ thể hiện bằng phương pháp sơ đồ mạng theo quan hệ. Phương pháp tổ chức tuần tự chính là 2 dạng mối quan hệ công việc: mối quan hệ Kết thúc-Bắt đầu (Finish to Start (FS), tức là tuần tự thuận) và mối quan hệ Bắt đầu-Kết thúc (Start to Finish (SF), tức là tuần tự ngược). Phương pháp tổ chức song song chính là 2 dạng mối quan hệ công việc: mối quan hệ Bắt đầu-Bắt đầu (Start to Start (SS), tức là song song cùng xuất phát) và mối quan hệ Bắt đầu-Kết thúc (Finish to Finish (FF), tức là song song cùng về đích).

  • quan hệ FS
  • quan hệ SF
  • quan hệ SS
  • quan hệ FF